0
Giỏ hàng
Giỏ hàng của tôi (0)
  • Hiện chưa có sản phẩm nào trong giỏ hàng của bạn

ĂN DẶM CHO BÉ VÀ ĐÔI ĐIỀU MẸ CÓ THỂ CHƯA BIẾT

ĂN DẶM CHO BÉ VÀ ĐÔI ĐIỀU MẸ CÓ THỂ CHƯA BIẾT

Đăng bởi Admin vào lúc
1. Nên cho bé ăn dặm kiểu truyền thống, kiểu Nhật hay kiểu tự chỉ huy thì kiểu nào tốt nhất?

=>> Trả lời: Rất nhiều mẹ băn khoăn không biết nên cho bé bắt đầu ăn dặm kiểu gì để tốt nhất cho bé. Thực chất, mỗi kiểu ăn dặm đều có đặc điểm riêng, chọn loại ăn dặm nào sẽ phụ thuộc vào mong muốn và thời gian của mẹ nhé. Thông thường hầu hết các mẹ Việt hiện đại chọn kết hợp cả 3 loại ăn dặm điển hình hiện nay đó là ăn dặm kiểu Nhật, ăn dặm kiểu tự chỉ huy và ăn dặm kiểu truyền thống. Em xin chia sẻ những ưu điểm và nhược điểm của 3 loại ăn dặm này để các mẹ cùng tham khảo và chọn áp dụng cho bé nhé!

* Ăn dặm kiểu Nhật: là các loại thức ăn của trẻ sẽ được để riêng rẽ, không trộn lẫn với nhau. Việc này sẽ giúp trẻ cảm nhận hương vị nguyên bản của từng thực phẩm, phát triển vị giác, từ đó kích thích trẻ thèm ăn.

Ưu điểm:
Bé có khả năng ăn thức ăn thô sớm hơn
+ Bé làm quen tốt với mùi vị từng loại thực phẩm, không có tâm lý chán ăn.
+ Tốt cho thận của bé vì người Nhật không sử dụng muối hay nhiều gia vị trong chế biến món ăn cho bé.
+ Tạo cho bé tâm lý thoải mái khi ăn.
+ Tạo thói quen ngồi ăn giúp bé ăn được nhiều hơn, nhanh hơn và tập trung hơn. Đồng thời, nâng cao kỹ năng tự lập cho bé.
+ Bé học được kỹ năng nhai và nuốt, điều này có thể giúp tiêu hóa thức ăn một cách tốt hơn trong tương lai.

Nhược điểm:
Mất nhiều thời gian và công sức để dạy bé ngồi, tập cho bé cầm thìa
+ Mẹ tốn nhiều thời gian để chế biến riêng biệt từng loại thức ăn trong thực đơn ăn dặm kiểu Nhật.

Phương pháp ăn dặm tự bé chỉ huy: Đây là phương pháp ở các nước phương Tây nơi những người mẹ thường không xay nhuyễn thực phẩm và không dùng thìa đút cho con ăn mà để bé tự ăn hoàn toàn. Với ăn dặm tự bé chỉ huy, mẹ sẽ dọn lên mâm những thực phẩm đã được chế biến sao cho dễ dàng cầm tay, bốc ăn được và đặt trước mặt bé. Nhiệm vụ của bé là tự ăn những món, mẹ chỉ là người hướng dẫn cách bé đưa thức ăn vào miệng và bảo đảm an toàn cho bé trong bữa ăn.

- Ưu điểm:
Giúp bé ăn một cách tự nhiên và phát triển nhiều kỹ năng cho bé như cách kiểm soát thức ăn hay kỹ năng nhai. Bé còn học được cách kết hợp sử dụng tay và mắt qua mỗi lần sử dụng ngón tay đưa thức ăn vào miệng.

+ Bé hoàn toàn “nắm quyền” chủ động từ việc chọn thức ăn gì trong các món mẹ nấu, ăn bao nhiêu và ăn như thế nào. Nhờ đó, bé được tự do khám phá thế giới thực phẩm đầy màu sắc, mùi vị, cũng như tìm hiểu thành phần của từng loại riêng biệt. Có thể bé sẽ cảm thấy thích thú và có thái độ tích cực khi ăn.  

+ Bé nào học cách tự ăn từ sớm đều có xu hướng dễ dàng tham gia vào bữa ăn gia đình sớm và dùng được đa dạng thực phẩm trên bàn ăn gia đình. Hơn nữa, khi được chủ động tiếp xúc với thực phẩm thô từ sớm, bé sẽ được khuyến khích chọn lựa những món ăn lành mạnh, nhờ đó tránh được bệnh béo phì.

- Nhược điểm:
Không chú trọng đến chất và lượng thức ăn được đưa vào cơ thể bé nên bé rất dễ bị chững hoặc sụt cân.

+ Vì ngay ban đầu bé đã phải ăn đồ cứng nên nguy cơ bị hóc đồ ăn sẽ cao hơn bình thường. Bênh cạnh đó bé có thể bị các kích ứng dạ dày, ruột gây rối loạn tiêu hóa do tiếp xúc thức ăn thô.

+ Những lần đầu, thời gian đầu làm quen ăn dặm, bé không thể tự thực hiện được kiểu ăn dặm này và gần như không ăn được gì.

+ Mẹ còn phải tốn thời gian và công sức để dọn dẹp “chiến trường” sau mỗi bữa ăn của bé.

*  Phương pháp ăn dặm truyền thống: Đây là phương pháp rất quen thuộc với các mẹ Việt Nam. Các bé sẽ ăn bột xay chung với thức ăn rau củ, thịt, cá nhuyễn lúc bắt đầu ăn dặm. Khi đã mọc răng, bé sẽ chuyển sang ăn cháo kèm với thức ăn xay nhuyễn. Với ăn dặm kiểu truyền thống, mẹ sẽ đút bé ăn bằng muỗng, bé chỉ có nhiệm vụ nuốt thức ăn.

Ưu điểm:
Ngay từ những ngày đầu, bé đã có thể ăn số lượng nhiều nên dễ tăng cân tốt.

+ Hệ tiêu hoá của bé được bảo vệ nhờ thức ăn được xay nhuyễn.

+ Thực đơn ăn dặm cho bé đơn giản, không cần chế biến cầu kỳ, không mất thời gian quá nhiều, phù hợp với những mẹ bận rộn nhờ cách chế biến đơn giản, không tốn nhiều thời gian.
+ Dễ được sự ủng hộ và chấp nhận của gia đình

Nhược điểm:
Ăn nhiều thức ăn nhuyễn ảnh hưởng khả năng ăn thô của bé, khiến phản xạ nhai và nuốt cho bé kém hơn.

+ Ăn một lúc nhiều nguyên liệu nên mẹ khó phát hiện được bé bị dị ứng với loại thức ăn nào.

+ Thực phẩm được trộn lẫn và xay nhuyễn làm bé gặp khó khăn trong việc phân biệt mùi vị của từng loại nguyên liệu. Vì chỉ biết một mùi tổng hợp, nên bé sẽ khó hòa nhập vào bữa cơm gia đình khi lớn lên.

+ Ăn tổng hợp nên bố mẹ khó nhận biết được chính xác đâu là thức ăn yêu thích của bé hoặc loại nào gây dị ứng cho bé.
 
2. Em ít sữa, bé nhà em không chịu uống sữa ngoài thì em cho bé ăn dặm trước 5 tháng được không?

=>> Trả lời: Khi bé phát triển, nhu cầu dinh dưỡng của bé cũng thay đổi. Sẽ đến giai đoạn sữa mẹ không đủ nhu cầu dinh dưỡng cho bé. Có nhiều mẹ do rất nhiều lý do mà không đủ sữa cho bé, và muốn cho bé bắt đầu ăn dặm sớm với móng muốn bổ sung thêm dinh dưỡng từ quá trình ăn dặm.  Tuy nhiên, theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng thì độ tuổi sớm nhất để bắt đầu cho bé ăn dặm là từ 5 tháng. Từ 5 tháng, 6 tháng các mẹ để ý các dấu hiệu “muốn” ăn dặm của con để có thể linh động bắt đầu chế độ ăn dặm cho bé. Cho bé ăn dặm quá sớm hay quá muộn đều không tốt đâu các mẹ nhé! Ăn dặm quá sớm rất dễ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa cò non yếu của bé như không tiêu hóa được dễ bị rối loạn tiêu hóa, thận chưa đủ sức lọc, dễ bị sặc nghẹn, đau dạ dày ....  Ăn dặm quá muộn có thể làm giảm tốc độ tăng trưởng của bé vì sữa mẹ và sữa công thức không còn đủ khả năng bù đắp nhu cầu năng lượng rất lớn lúc này. Hơn nữa việc trì hoãn ăn dặm muộn quá  có thể khiến trẻ phản kháng, không chịu ăn thức ăn đặc.
 
 - Dấu hiệu nhận biết trẻ tới gian đoạn ăn dặm:
+ Bé đòi bú nhiều hơn.
+ Thường hay khóc vào buổi tối và đòi bú.
+ Bé hay mút tay.
+ Nhìn người lớn khi ăn.

3. Làm gì khi bé biếng ăn?
Trẻ em thường mè nheo không chịu ăn vì chúng chưa thực sự đói. Vì thế, bạn không cần phải quá thúc ép, hãy gợi ý cho bé ăn khi cảm thấy đói. Bạn hãy thử trong vài ngày liền không liên tục ép bé ăn. Hãy đợi đến khi tự bé phải nhắc đến bữa ăn của mình. Ngoài ra, mẹ có thể tìm hiểu “thời gian biểu đói bụng” của con, bạn hãy cho bé ăn vào những khung giờ cố định đó. Khi đó, bạn sẽ không phải mất hàng giờ để thúc con ăn và con cũng không áp lực khi ăn uống nữa.
Hãy lên thực đơn dinh dưỡng theo tuần cho con thật đa dạng và hấp dẫn.
Khi thấy trẻ biếng ăn, cha mẹ thường có tâm lý tìm đủ mọi cách để con ăn được nhiều như cho con xem hoạt hình, đi ăn rong và thậm chí là nhồi nhét. Tuy nhiên, cách này khiến trẻ sợ hãi, nảy sinh sự chống đối và không muốn ăn.

Cha mẹ hãy dừng bữa khi bé không còn muốn ăn thêm. Mẹ chỉ nên đóng vai trò hướng dẫn, khuyến khích con ăn. Nếu bé không muốn ăn và đã thấy no, bạn hãy tôn trọng quyết định của bé.

Một bữa ăn chỉ nên kéo dài tối đa là 30 phút, nếu bé không ăn được nhiều cũng nên kết thúc và cố gắng cho bé ăn ở bữa kế tiếp hoặc tăng thêm bữa ăn cho bé.
Nếu mẹ đã làm tất cả các cách trên mà bé vẫn biếng ăn thì lúc đó hãy nghĩ đến bổ sung các sản phẩm hỗ trợ điều trị biếng ăn cho bé nhé!